Đổi Mới Phương Pháp Giảng Dạy

Trường THPT Bình Phú thi đua đổi mới sáng tạo trong giảng dạy và học tập

Trường THPT Bình Phú thi đua đổi mới sáng tạo trong giảng dạy và học tập

Administrator
Hơn 20 năm trước, trường THPT BÌNH PHÚ đã ra đời. Trưởng thành từ trong khó khăn thiếu thốn, các thế hệ cán bộ, giáo viên nhà trường đã tạo dựng được một truyền thống quý báu đó là kiên trì vượt khó, hết mình vì học sinh, tất cả vì sự nghiệp “trồng người”. Mỗi năm học qua đi, các thế hệ thầy và trò nhà trường luôn nỗ lực phấn đấu đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ xây dựng xã hội học tập, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần xứng đáng phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương, đất nước.

TRƯỜNG THPT BÌNH PHÚ THI ĐUA ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TRONG GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP

Hơn 20 năm trước, trường THPT BÌNH PHÚ đã ra đời. Trưởng thành từ trong khó khăn thiếu thốn, các thế hệ cán bộ, giáo viên nhà trường đã tạo dựng được một truyền thống quý báu đó là kiên trì vượt khó, hết mình vì học sinh, tất cả vì sự nghiệp “trồng người”. Mỗi năm học qua đi, các thế hệ thầy và trò nhà trường luôn nỗ lực phấn đấu đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ xây dựng xã hội học tập, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần xứng đáng phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương, đất nước.

Những năm qua, thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, những người thi đua là những người yêu nước nhất”, Trường THPT BÌNH PHÚ đã đẩy mạnh phong trào thi đua Đổi mới sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập, tạo thành động lực thúc đẩy hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao.

Xác định việc thực hiện phong trào thi đua là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng tổ nhóm chuyên môn, Trường đã ban hành kế hoạch thực hiện phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập” giai đoạn 2020-2025; triển khai sâu rộng tới các tổ chức đoàn thể, các lớp học sinh với hình thức, nội dung, tiêu chí thi đua thiết thực, phù hợp điều kiện và tình hình thực tiễn; chỉ đạo người đứng đầu các tổ nhóm chuyên môn, các đoàn thể trong nhà trường lãnh đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện, kịp thời phát hiện mô hình mới, nhân tố mới để bồi dưỡng, nhân rộng và tôn vinh. Theo đó, các đơn vị, các lớp học xây dựng kế hoạch cụ thể tổ chức thực hiện phong trào thi đua, trong đó, các tiêu chí thi đua gắn với các nhóm nhiệm vụ chủ yếu, các nhóm giải pháp cơ bản của ngành và các nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập” được triển khai sáng tạo gắn với phương châm “4 tốt” (Môi trường giáo dục tốt, Quản lý tốt, Dạy tốt, Học tốt) nhằm tạo sự chuyển biến rõ nét trong từng lĩnh vực công tác. Cụ thể: Phát động xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, đảm bảo tốt điều kiện để các cá nhân được phát huy khả năng; tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp, đạo đức công vụ, đạo đức nhà giáo cho CBQL, giáo viên. Huy động các nguồn lực đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, chuẩn xanh - sạch - đẹp - an toàn, xây dựng trường học hạnh phúc; tích cực thực hiện chuyển đối số, ứng dụng CNTT trong quản lý, dạy học.

Ban Giám hiệu nhà trường luôn nhận thức rõ sự cấp thiết trong đổi mới công tác lãnh đạo,chú trọng nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên. Các tổ, nhóm chuyên môn thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn liên trường, nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn, giúp giáo viên bắt nhịp với việc đổi mới chương trình GDPT 2018. Đội ngũ cán bộ, giáo viên thường xuyên nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện, chủ động, sáng tạo trong học tập, bồi dưỡng, nghiên cứu các nguồn tài liệu điện tử nhằm nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn. Công tác giảng dạy kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, tăng cường các hoạt động trải nghiệm, vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống của học sinh.

Nhà trường thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng và yêu cầu giáo viên tự bồi dưỡng, trọng tâm là: dạy học và kiểm tra đánh giá (KTĐG) theo định hướng phát triển năng lực học sinh, theo chuyên đề tích hợp, liên môn; tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo, giáo dục kỹ năng sống…

Đối với đổi mới dạy và học, KTĐG, các giáo viên chú trọng giúp học sinh kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý thuyết và thực hành, vận dụng kiến thức vào từng nội dung của bài học; tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực của học sinh dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình học; cải tiến phương pháp dạy học (PPDH) truyền thống kết hợp đa dạng các PPDH hiện đại; sử dụng hiệu quả các thiết bị dạy học và CNTT phù hợp với nội dung bài học. Bên cạnh đó, nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động trải nghiệm, văn hóa văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian nhằm giáo dục kỹ năng sống, xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa cho học sinh.

Bên cạnh việc nâng cao chất lượng chuyên môn thì việc tạo ra môi trường học tập tích cực, thân thiện hướng đến mục tiêu “Trường học hạnh phúc” là điều mà Ban Giám hiệu quan tâm chỉ đạo. Để mô hình trường học hạnh phúc không dừng lại ở khẩu hiệu, ở phong trào nhất thời, nhà trường đã tập trung xây dựng các giải pháp và tổ chức chỉ đạo thực hiện để hình thành các giá trị cốt lõi là yêu thương, an toàn và tôn trọng; là sự thân thiện, sự hài lòng, thỏa mãn và đáp ứng tốt nhu cầu, quyền được học tập, giáo dục, rèn luyện một cách toàn diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ của học sinh. Trong đó, giải pháp có tính tiên quyết là việc thực thi Quy chế dân chủ trường học. Hằng năm, Trường THPT BÌNH PHÚ luôn tổ chức tốt các Diễn đàn Đối thoại: đối thoại với Cán bộ giáo viên, người lao đông; đối thoại với học sinh và đối thoại với phụ huynh. Đây là cơ sở để nhà trường xây dựng thành công sự  đoàn kết nội bộ, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, đẩy mạnh các phong trào thi đua đổi mới sáng tạo trong quản lý giảng dạy và học tập, các cuộc vận động trong ngành, hoàn thành nhiệm vụ chính trị của đơn vị, địa phương và ngành giáo dục.

Phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập” trong toàn trường diễn ra sôi nổi, đều khắp, liên tục với những nội dung chỉ tiêu, biện pháp rất cụ thể, mang tính toàn diện, đã tác động mạnh mẽ đến chất lượng và hiệu quả giáo dục. Từ việc thực hiện phong trào, chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến; đã khơi dậy tinh thần đổi mới, sáng tạo của đội ngũ nhà giáo, CBQL giáo dục trong công tác giảng dạy, giáo dục, quản lý và NCKH, đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập, rèn luyện, NCKH và khởi nghiệp.

Theo đó, trường THPT BÌNH PHÚ luôn đạt được những kết quả toàn diện xuất sắc trong giảng dạy, học tập. Bên cạnh chất lượng đại trà hằng năm luôn giữ vững và thực chất, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt 100%, có học sinh đạt giải quốc gia văn hóa và các cuộc thi khác.

Từ thực tiễn phong trào thi đua, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm:

Thứ nhất, tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo quản lý của Đảng ủy, Ban Giám hiệu trong phát động, tổ chức thực hiện, đánh giá tổng kết phong trào thi đua và công tác khen thưởng trong nhà trường. Trong lãnh đạo, chỉ đạo, phải rất chủ động, sáng tạo, tránh rập khuôn, hình thức.

Thứ hai, luôn xác định phong trào thi đua phải gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của trường; thi đua phải có mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể, nội dung thiết thực. Bên cạnh những phong trào chung, cần có những phong trào theo chuyên đề, theo đợt phù hợp; phải tạo được môi trường thi đua thực chất để thể chế thi đua được vận hành thông suốt;

Thứ ba, phải biết phát huy và mở rộng dân chủ trong trường học, xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong toàn trường tạo thành sức mạnh tập thể nhằm thực hiện tốt các phong trào thi đua; biết tôn trọng và cởi mở với cấp dưới, tin tưởng đồng nghiệp, tạo ra nhiều cơ hội và sự động viên kịp thời để giáo viên, học sinh tự nguyện phát huy lòng nhiệt huyết và khả năng sáng tạo, để họ được cống hiến và trưởng thành; phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể, đơn vị trong và ngoài nhà trường trong việc huy động nguồn lực, giám sát việc thực hiện Quy chế Thi đua khen thưởng;

Thứ tư, phải nêu cao trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu từ Ban Giám hiệu đến lãnh đạo các tổ chuyên môn, tổ chức đoàn thể, nhất là về phương diện tâm huyết, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và nêu gương trong việc tổ chức thực hiện.

 Thứ năm, tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm, nhân rộng mô hình,điển hình tiên tiến; thực hiện công khai, dân chủ, khách quan, kịp thời trong bình xét thi đua khen thưởng./.

 

    GV đăng nhập xem TKB

    Tài khoản:
    Mật khẩu:

    Hướng dẫn đăng nhập